Nghĩa vụ chứng minh trong một vụ án dân sự nên lưu ý

Hôm nay với tư cách lý luận chia sẻ về vấn đề thực tiễn trong quá trình tranh tụng tại Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử. khi chúng ta nộp đơn khởi kiện để chứng minh cho việc khởi kiện hay phản tố hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu, muốn chứng minh hay phản đối của mình là có căn cứ thì chúng ta phải lưu ý mấy vấn đề sau đây: 



để bước vào nội dung chính các bạn phải đọc hết Điều 91 Bộ Luật Tố tụng dân dự 2015 để bắt đầu chúng ta trao đổi kinh nghiệm nhé!

Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.

Theo chỗ khoản 2 của Điều luật thì nếu chúng ta là nguyên đơn bị đơn phản tố thì phải lập bằng văn bản và chứng cứ kèm theo đơn, Khoản 4 thì nếu ai đưa ra không được thì tòa án vẫn xử theo pháp luật.ở đây trên thực tiễn có những vụ án bị Tòa án kéo dài đến 6 năm không xử được vụ án, chúng ta phải lý luận với thẩm phấn ngay chỗ này, nếu thẩm phán trả lời chờ thì chúng ta không chấp nhận thời gian bộ luật quy định thì chúng ta xem lại thời gian chuẩn bị xét xử "Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử" của Bộ Luật Tố Tụng dân sự 2015. và chúng ta phải nhớ nguyên tắc bên nào phản đối thì bên đó có nghĩa vụ chứng minh nhiều khi chúng ta say sưa bị gày bẩy họ buộc mình đi chứng minh, mình lui cui đi làm là trúng kế đối phương đó nhé các bạn

Tóm lại điều luật thì ai cúng đọc được nhưng hiểu nó và biết vận dụng không phải là vấn đề đơn giản

Chúc các bạn thành công!

0 Nhận xét