Hành trình bước vào chốn công đường, mãi mãi không có lối thoát

 Một nghề tự nhiên đến

Tôi tên là Phong người đã từng công tác trong ngành luật từ năm 18 tuổi, sau đó được đi học luật tiếp tục công tác trong ngành luật. Vì yêu thích kinh doanh nên đã xin nghỉ việc, ở nhà hoạt động kinh doanh vào năm 2000.

    Tuy nhiên bà con, cô, bác, anh, chị, em ở gần nhà mỗi khi có việc đến nhờ mình viết hộ đơn, Khiếu nại, khởi kiện hoặc các loại văn bản khác, gửi đến các cơ quan chức năng thẩm quyền, yêu cầu giải quyết vấn đề quyền lợi ích khi bị xâm phạm. Sau một thời gian nhiều năm quen dần, có những lúc các anh, chị, em không có thời gian đến các cơ quan nhà nước để khởi kiện, nên đã thực hiện ủy quyền cho tôi đến các cơ quan chức năng thực hiện quyền, nghĩa vụ thay họ. Kết quả giải quyết nhiều vụ đem lại kết quả tốt về cho anh chị em. Khi anh chị em đến nhờ tôi đi kiện thay cho họ. Thực ra lúc đầu tôi cũng rất ngại đến chốn công đường, Thành ngữ có câu "Vô phúc đáo tụng đình" nhưng bởi vì cô bác anh chị em biết tôi có kinh nghiệm trong ngành Tòa án, nên họ tha thiết nhờ tôi kiện hộ, bằng hình thức ủy quyền cho tôi làm đại diện trước tòa án. và bắt đầu kể từ đó mỗi năm lượng khách đến nhà nhờ tôi hỗ trợ về pháp lý càng ngày càng tăng, kể từ đó tôi đã bắt đầu trở thành người tham gia tố tụng tại tòa án một cách chuyên nghiệp. nếu thống kê trong 13 năm tôi nhận vụ việc cho đến nay 500 vụ án dân sự, khiếu nại quyết định hành chính, và tư vấn ngoài tòa án. Đây là con số tôi hoàn toàn rất bất ngờ. nhiều lúc tôi nghỉ đây là số phận do trời định cho tôi rồi, muốn chối bỏ cũng không được nên đành chấp nhận mà thôi


 Trình độ chuyên môn

Tôi đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề Luật sư tại Học Viện Tư Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, lúc tôi còn công tác là chưa thông qua lớp này, chỉ là một cử nhân luật bình thường. Bởi vì, để nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho việc tranh tụng tại phiên tòa, tôi thấy rằng học thêm nghề luật sư để nâng cao kiến thức cho bản thân, là một đều bổ ích. Nên tôi tham gia khóa 23.2 năm 2021, lúc tôi nhận được bằng cấp tốt nghiệp Luật sư tôi đã 60 tuổi. Tôi nhận thấy sức khỏe mình có hạn nên không tham gia vào đoàn luật sư và cũng không cần chứng chỉ hành nghề. Thực tế tôi nhận công việc đại diện ủy quyền từ năm 2000 đến nay, không Tòa án nào cần tôi phải là luật sư, bởi lẽ đại diện ủy quyền là quy định của Bộ Luật dân sự được quy định tại Điều 138 Bộ Luật dân sự năm 2015 hiện nay đang áp dụng.

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Hơn nữa, Trong Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định tại Khoản 1, Điều 85. Người đại diện

"1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự."

Trong Bộ Luật dân sự đã dành trọn chương IX quy định về vấn đề ủy quyền từ Điều 134 đến Điều 143, Các bạn tìm hiểu sẽ thấy rằng pháp luật quy định quyền nghĩa vụ của người thực hiện bảo đảm rất chặt chẻ. Nên tôi nghỉ rằng nếu tôi nhận thực hiện công việc có ủy quyền để nhận một khoản thù lao theo thỏa thuận hoàn toàn được pháp luật bảo vệ.

Nếu bạn yêu cầu tôi thực hiện một vụ án thì cần phải tiến hành như thế nào?

Điều này thật đơn giản thôi, bởi vì giữa tôi và bạn hoàn toàn tất cả đều dựa trên cơ sở thỏa thuận, cũng như các bạn thuê Luật sư thì phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, còn bạn và tôi sẽ ký hợp đồng như: Hợp đồng khoán việc; Hợp đồng hứa thưởng hoặc Giấy thỏa thuận. 3 loại hợp đồng này tôi có soạn sẵn mẫu các bạn có thể tự chọn, đều bảo đảm tính hợp pháp theo Bộ luật dân sự quy định.

Quan trọng là nội dung vụ việc xảy ra, tôi tư vấn bước đầu cho các bạn nên làm gì? với các loại chứng cứ bạn đang hiện có, Bạn đứng bên người khởi kiện, hay là người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. 3 tư cách đương sự này là rất quan trọng trong vụ án, bởi vì Bị đơn có quyền phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu khởi kiện độc lập. Nên đánh giá bước đầu rất là quan trọng, nên tôi và bạn phải thống nhất lại xác định bắt đầu bắt tay tiến đến hợp đồng. Tôi sẽ làm được gì đối với từng loại án

Trích dẫn: Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

 Đối với ly hôn có yếu tố nước ngoài




Việc ly hôn là quyền nhân thân, không thể ủy quyền nhân danh thay mặt để giải quyết ly hôn thay thế cho các bạn được. Mà bạn chỉ ủy quyền cho tôi nhận văn bản tố tụng mà thôi. Tuy nhiên, tôi sẽ hướng dẫn bạn làm các loại đơn ví dụ như: Đơn khởi kiện, Bản cam kết của 2 vợ chồng, giấy ủy quyền nhận văn bản tố tụng, bản ý kiến về vấn đề hôn nhân, đơn đề nghị xét xử vắng mặt, Công chứng dịch bản hộ chiếu, Tất cả đều thực hiện tại cơ quan công chứng, để chứng thực chữ ký, mục đích là tạo bằng chứng để chứng mình rằng hai bên đã đồng ý ly hôn, sau khi nộp cho Tòa án chỉ là hợp thức hóa chờ ngày đưa vụ án ra xét xử. giai đoạn tòa án xử lý đơn khởi kiện tôi sẽ thay bạn đóng tạm ứng án phí, nhận giấy triệu tập của Tòa án. Đối với án ly hôn có đủ mặt 2 vợ chồng có mặt tại Việt Nam chỉ cần có mặt tại Việt Nam trong vòng một ngày là tôi giải quyết tất cả mà các bạn không phải đến Tòa án. Các việc còn lại tôi giải quyết hết tất cả.

    Thông thường bản án có yếu tố nước ngoài trong 30 ngày mới có hiệu lực, sau đó tôi còn phải đi đóng dấu án có hiệu lực cho các bạn mới coi là hoàn thành. Tôi tự hào đây là một bản quyền của tôi, là một người sáng tạo đã dựa vào kiến thức pháp luật tổng hợp, đã giải quyết giúp đỡ cho các bạn lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Việt kiều Mỹ, Úc, Canada......trong 10 năm qua hàng 100 vụ án ly hôn rất gọn gàng. Thời gian trong vòng 6 tháng bạn ở địa chỉ nào tôi sẽ gửi tới địa chỉ đó cho bạn. Vậy thì các bạn có thấy vô cùng thoải mái. Biết rằng quyền nhân thân không ủy quyền được nhưng tôi đã tận dụng những nguồn luật khác để áp dụng giải quyết cho bạn ly hôn một cách nhanh gọn.

Vừa rồi tôi nêu lên là trường hợp có mặt hai bên đồng thuận tình ly hôn, còn nếu không thuận tình ly hôn, và một bên cố tình không cho biết địa chỉ, và cũng không liên lạc được với nhau thì giải quyết thế nào? Đối với trường hợp này xảy ra 2 trường hợp: (i)Trường hợp thứ nhất Nam là người ở ngước ngoài, Nữ đang ở tại Việt nam, Nữ là người khởi kiện ly hôn, Trường hợp này phải Ủy thác tư pháp, thời gian nhận được bản án là một năm cho đến hơn một năm, (ii) Trường hợp thứ hai bên nam ở nước ngoài, nữ ở Việt Nam, người nam ở nước ngoài nộp đơn khởi kiện ly hôn, Không biết địa chỉ của nữ ở Việt Nam bỏ địa phương không biết sinh sống nơi nào? Đói với trường hợp này thì không phải ủy thác tư pháp, tuy nhiên thời gian cũng giống nhau.

Đối với hợp đồng đặt cọc bất động sản

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015

Trích dẫn "1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Tôi lấy hợp đồng đặt cọc bất động sản làm tiêu biểu, Thực chất trong thuật ngữ pháp lý gọi chung là tranh chấp dân sự. Trong thời đại ngày nay, các bên giao dịch dân sự họ rất tinh vi vi xảo quyệt, họ đã lợi dụng Điều 328 có quy định bên nếu bên đặt cọc từ chối giao dịch thì tài sản thuộc về bên nhận đặt cọc. Nên đối với bất động sản dể bị lừa vào tình thế mà người bán nhà đất chiếm luôn tài sản đặt cọc của người mua. Họ dùng thủ đoạn như cho rằng đến ngày hẹn gặp tại nơi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng bên mua không đến. Rồi qua ngày ấn định họ bán cho người khác. Một người khác đó sau khi mua hoàn tất thủ tục ra tên giấy đỏ xong bán cho một người thứ ba. Nếu người bán đã là một tổ chức lừa đảo, thì người mua khó mà thoát khỏi cạm bẩy. Bởi vì một sự trớ trêu là hợp đồng dân sự không thể nào bạn đi tố cáo công an được, còn pháp luật luôn bảo vệ người thứ ba ngay tình cụ thể quy định tại Điều 133 Bộ Luật dân sự 2015 Trích dẫn:

Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Qua trích đẫn Điều luật trên các bạn đã thấy tổ chức lừa đảo đã nhận tiền cọc một bên, đổ lỗi vô cớ rồi bán cho người khác, người khác đó bán qua cho người thứ ba, bạn không có quyền khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng bên thứ ba đó. Mà chỉ yêu cầu bên bán trả lại một khoản tiền đặt cọc. Tuy nhiên lúc này giả giữ bạn thắng kiện thì thời gian mất từ một năm cho đến 2 năm bản án mới có hiệu lực pháp luật. Khi làm đơn yêu cầu thi hành án thì người bán không còn tài sản gì để thi hành, thì chính bạn sẽ là người chịu thiệt hại.

Nên trường hợp này khi gặp phải, với kỹ năng chuyên môn, cần phải có bề dày kinh nghiệm mới phá được vụ án phức tạp này. Tôi sẽ phân tích cho các bạn trước khi khởi kiện cần phải thu thập thông tin nào cần thiết để cung cấp cho Tòa án để chúng ta có lợi nhất, vừa qua vào năm 2021 đến năm 2022, loại án này xảy ra rất nhiều do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên phá vở hợp hợp đồng đặt cọc rất nhiều. Nếu các bạn gặp phải trường hợp này thì hay liên lạc với tôi, tôi sẽ hỗ trợ.

 Đối với lĩnh vực tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một phạm trù khá rộng, là một loại án dân sự, trong quá trình thực hiện đại diện ủy quyền tôi nhận thấy rằng không có vụ án nào giống như vụ án nào, hay còn gọi là "Quan hệ pháp luật tranh chấp" tôi điển hình như tranh chấp chuyển nhượng quyền sủ dụng đất, Tranh chấp đòi tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.....còn rất nhiều tôi không thể liệt kê hết được. Do vậy, trong giao lưu đời thường khi bạn gặp phải tình huống, nếu các bạn không phải là người làm trong ngành luật thì khó có thể nhận dạng được quan hệ pháp luật tranh chấp. Từ đó yêu cầu khởi kiện của các bạn bị Tòa án tuyên bố bác đơn yêu cầu khởi kiện của bạn. Khởi kiện là quyền của đương sự, nên bạn yêu cầu cái gì? thì Tòa án xem cái đó mà thôi. khi bạn khởi kiện sai sẽ dẫn đến áp dụng pháp luật sai. Ví dụ: Ông A và ông B hai người ở nhà gân sát với nhau, ông A cho rằng lối đi vào nhà của ông là đất của ông. Do ông B rào lại và chuẩn bị đào móng xây nhà. Như vậy trong tình huống trên ông A kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bảo về ông là bảo vệ cái gì? Đây là mấu chốt rất quan trọng thực tế nếu như trên đường đi đó có trong sơ đồ nằm trong diện tích đất của ông A thì gọi là đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất, còn ngược lại không có trong sơ đồ đất và cũng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử sử dụng đất, mỗi bên đều cho rằng đất đó là của mình thì gọi là tranh chấp quyền sử dụng đất. Các bạn thấy rất là phức tạp. Nên bất luận là thế nào thì các bạn phải có chuyên gia đánh giá bản chất của một quan hệ pháp luật tranh chấp, Tòa án không thể chấp nhận đơn yêu cầu Tòa án bảo về theo pháp pháp luật, mà trong đơn khởi kiện phải nêu rõ bảo vệ cái gì? trị giá tài sản tạm tính bao nhiêu tiền, từ đó xác định cho các bạn một hướng đi phù hợp với yêu cầu khởi kiện đúng với chứng cứ mà bạn đang có, để đem lại lợi ích cho các bạn không phải mất nhiều thời gian.

 Đối với lĩnh vực tranh chấp thừa kế

    Tranh chấp thừa kế đồng nghĩa với việc tranh chấp tài sản thừa kế, tranh chấp đòi chia di sản thừa kế Như hình tôi minh họa chỗ tôi đóng khung màu đỏ, Tóm tắt của Tòa án đó là quan hệ pháp luật tranh chấp. Tương tự như trong vụ án hình sự Tòa án định tội danh. tôi đã từng chứng kiến một bản án đã được tòa án xử di xử lại nhiều lần mỗi lần là thay đổi chỗ tóm tắt đó. là thay đỗi về áp dụng pháp luật. Vậy tôi khẳng định tranh chấp thừa kế là tài sản sản thừa kế. Hiện nay có 2 dạng thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tài sản là gì? trong Bộ luật dân sự có quy định tại Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. các loại tranh chấp thưa kế phổ biến nhất thường gặp trong các vụ án chia di sản thừa kế tôi thường gặp đó là:


Tranh chấp về chia di sản thừa kế

Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất, đối tượng của quan hệ thừa kế chủ yếu là di sản và những người thừa kế không thống nhất được cách phân chia di sản, về việc nhận di sản bằng hiện vật hay giá trị dẫn đến tranh chấp.

Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế

Đây là trường hợp một người muốn các thừa kế khác xác nhận mình cũng có quyền thừa kế di sản của người chết nhưng không được các thừa kế khác công nhận quyền dẫn đến tranh chấp. Trường hợp này hay xảy ra đối với người đã từng kết hôn hoặc sống chung với người khác như vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đôi khi con của họ có khai sinh sinh tên cha hoặc mẹ, người để lại di sản thừa kế. có thể kể cả trường hợp không có khai sinh, tuy nhiên họ có bằng chứng để lại quá trình sống chung như vợ chồng, lúc này họ khởi kiện và đề nghị Tòa án trưng cầu giám định AND. để họ xác định có một suất thừa kế trong khối tài sản mà họ cho rằng cùng huyết thống với người đang nắm giữ tài sản để xác định mình cũng có một suất trong đó.

Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế

    Đây là trường hợp một người đang được quyền hưởng di sản, nhưng có một hoặc một số thừa kế cho rằng người này không có quyền hưởng di sản dẫn đến tranh chấp. Trường hợp này hay xảy ra đối với tài sản trộn lẫn vấn đề công sức trong thời kỳ hôn nhân, một người vợ hoặc chồng chết trước, sau đó tái giá, ho

Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản:

    Đây là trường hợp người chết có nghĩa vụ về tài sản chưa thanh toán hoặc các khoản chi phí cho việc quản lý di sản nhưng chưa được các thừa kế thanh toán dẫn đến tranh chấp. Tranh chấp về thứ tự ưu tiên thanh toán khi thanh toán nghĩa vụ của người để lại di sản

Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động phổ biến nhất hiện nay thường gặp đó là:
  • Tranh chấp về đòi tiền lương:
  • Tranh chấp về hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Tranh chấp tiền lương và bảo hiểm xã hội
  • Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc
  • Tranh chấp về tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Tranh chấp về kỷ luật lao động
  • Tranh chấp về bồi hoàn kinh phí đào tạo
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội
  • Tranh chấp về khiếu kiện bồi thường trợ cấp thương binh, khôi phục tiền lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động và hủy quyết định cá biệt
10 loại tranh chấp thường gặp nhất đối với loại án tranh chấp lao động nêu trên, thường gặp nhất mà hiện nay tòa án cả nước nước thường thụ lý giải quyết, Các công ty tuyển dụng lao động , thông thường có ban pháp chế Công ty, cũng là người có trình độ cử nhân luật trở lên, nên mỗi khi tham mưu cho giám đốc công ty trước khi ban hành quyết định kỷ luật đều có cơ sở của phía công ty đưa ra, nên các bạn khởi kiện thì cũng khó mà được Công ty chấp nhận, vì cho rằng phía người bị kỷ luật lao động hoàn toàn có lỗi. Với trình độ chuyên môn kinh nghiêm của tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách xây dựng và thu thập chứng cứ trước khi khởi kiện thì kết quả sẽ chiếm ưu thế mới đủ khả năng Tòa án tuyên chấp nhận đơn khởi kiện của bạn. 

Ảnh 1
Ảnh 2

 

Tranh chấp hành chính

Trong tố tụng hành chính, phức tạp ở chỗ xác định thời hiệu khởi kiện thời hạn một năm kể từ ngày biết hoặc phải biết, đây là vấn đề thấy thì không đơn giản nhưng không đơn giản tí nào biết là khi nào, điều kiện không biết là khi nào, với tích lũy nhiều năm kinh nghiệm tôi sẽ chỉ cho bạn các bí quyết này, đôi khi hết thời hiệu tôi sẽ có cách cho bạn lấy lại thời hiệu khởi kiện dưới đây các bạn hãy đọc bài bên dưới đối với lĩnh vực án hành chính

1. Về xác định thời hiệu khởi kiện

Khiếu nại liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thường là khiếu nại kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm nên khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai cần chú ý đến việc xác định thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính; quyết định giải quyết khiếu nại). Trong đó, việc xác định thời điểm nhận được quyết định hành chính thông qua các hình thức giao nhận trực tiếp; nhận qua đường bưu điện; nhận qua chính quyền địa phương cần căn cứ vào các tài liệu như biên bản giao nhận, dấu bưu điện… Trường hợp không nhận được quyết định hành chính thì thời điểm được tính từ khi người khởi kiện biết được có quyết định đó như: số; ngày; tháng; năm; cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định, nội dung của quyết định mà quyết định đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.

2. Về xác định đối tượng khởi kiện

Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Việc xác định đối tượng khởi kiện là một trong những nội dung quan trọng khi kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai; trong đó, cần chú ý một số nội dung sau:

– Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong cơ quan; thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó và phân biệt như sau:

Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước, nhưng do người trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó.

Ví dụ: Theo quy định của pháp luật đất đai thì hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ông Nguyễn Văn A đã nộp hồ sơ xin chuyển đổi quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân xã X theo đúng quy định, nhưng bà Trần Thị C là cán bộ nhận hồ sơ của Ủy ban nhân dân xã X đã trả lại hồ sơ cho ông A và không nêu lý do của việc trả lại hồ sơ đó. Trong trường hợp này, việc trả lại hồ sơ cho ông A là hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân xã X mà không phải là hành vi hành chính của bà Trần Thị C.

– Đối với đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, cần phân biệt quyết định hành chính bị khởi kiện với quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan tổ chức như sau:

+ Quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là quyết định không trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà chỉ mang tính chỉ đạo, điều hành, như: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết dứt điểm khiếu nại của đương sự…

+ Quyết định hành chính bị kiện là quyết định mà cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyết định hành chính đó xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ, như: Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

– Đồng thời, cần xác định quyết định hành chính bị kiện là quyết định có nội dung làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó có thể là quyết định mang tính tổng thể, nhưng có danh sách kèm theo hoặc có bản quy định chi tiết đối với từng hộ gia đình, cá nhân kèm theo, qua đó xác định được cụ thể quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình bị xâm phạm thì họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với phần xác định cụ thể đó (tham khảo Án lệ số 10/2016/AL theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).

Ví dụ: Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với những hộ gia đình tại xã X, có đất bị thu hồi làm Dự án, có nội dung: đất sản xuất nông nghiệp là 100.000đ/m2, đất thổ cư là 1.000.000đ/m2 tổng cộng số tiền là 500 tỷ đồng, nhưng không nêu cụ thể số tiền bồi thường, hỗ trợ cho từng hộ gia đình, thì không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Cũng với Quyết định trên, nhưng có danh sách từng hộ gia đình, cá nhân kèm theo, trong đó nêu rõ gia đình ông A được bồi thường 1 tỷ đồng cho 2.000 m2 đất, bà B được bồi thường 50.000.000 đồng cho 300 m2 đất..thì những phần chi tiết đó của Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

– Việc xác định quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính còn là căn cứ để xác định các quyết định hành chính có liên quan đến quyết định hành chính bị khởi kiện cần được xem xét, giải quyết theo hướng dẫn tại tiểu mục 5 mục V Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao thông báo giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, hành chính: Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp đối với tất cả các quyết định hành chính có liên quan đến quyết định hành chính bị khởi kiện mà không phụ thuộc vào việc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ: Người khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông N, Quyết định giải quyết kiến nghị của Ủy ban nhân dân huyện và 05 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp 05 người con của ông N; hủy Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Bản án sơ thẩm quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của người khởi kiện đối với Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông N và Quyết định giải quyết kiến nghị của Ủy ban nhân dân huyện do đã hết thời hiệu khởi kiện là không đúng với nội dung hướng dẫn đã viện dẫn ở trên. Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét tính hợp pháp của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông N nên không có cơ sở đánh giá tính hợp pháp của 05 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho 05 người con của ông N và Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Giới thiệu về tôi


3. Về xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện

Khi kiểm sát việc thụ lý vụ án hành chính cần xem xét có hay không việc đương sự vừa khởi kiện vụ án hành chính vừa khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo nhưng Tòa án vẫn thụ lý. Theo đó, cần xem xét nội dung đơn khởi kiện của đương sự có cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hay không (theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính năm 2015). Đồng thời, xem xét việc Tòa án có tiến hành xác minh, thu thập tài liệu về việc đương sự có đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết không. Từ đó có căn cứ xác định việc khởi kiện của đương sự đảm bảo về điều kiện khởi kiện vụ án theo quy định của pháp luật.

4. Về thu thập tài liệu, chứng cứ, áp dụng pháp luật của Tòa án

– Khi kiểm sát việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Tòa án, Kiểm sát viên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ để đánh giá xem việc thu thập chứng cứ của Tòa án có khách quan, đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định không. Trong đó, cần lưu ý trường hợp: trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ nhưng đương sự chưa cung cấp mà không có lí do chính đáng; sau đó, khi Tòa án đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án; nhưng Hội đồng xét xử vẫn sử dụng làm chứng cứ để giải quyết vụ án. Đây là những vi phạm thường gặp của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án gây ảnh hưởng đến quyền lợi của một trong các bên đương sự. Kiểm sát viên khi phát hiện vi phạm này phải kịp thời yêu cầu hoặc kiến nghị đối với Tòa án.

– Đối với việc giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm, cần yêu cầu Tòa án thu thập cả những chứng cứ mà ở cấp sơ thẩm, Kiểm sát viên đã yêu cầu nhưng Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ mà xét thấy cần thiết cần tiếp tục thu thập làm cơ sở để giải quyết vụ án.

– Khiếu kiện liên quan đến đất đai thường phức tạp, kéo dài nên khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, áp dụng pháp luật, Kiểm sát viên cần chú ý đến thời điểm ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính bị khiếu kiện để từ đó xác định văn bản pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm đó để đánh giá tính có căn cứ, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, về nguyên tắc chung khi áp dụng văn bản pháp luật theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực; Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó

II. Những lưu ý đối với một số loại án cụ thể

1. Đối với vụ án hành chính về thu hồi đất

Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính liên quan đến thu hồi đất cần xem xét về thẩm quyền thu hồi đất; trình tự, thủ tục thu hồi đất; xác định các trường hợp thu hồi đất; căn cứ pháp lý để cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất. Cụ thể:

– Khi xác định thẩm quyền thu hồi đất cần căn cứ vào quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, nội dung cần chú ý: Đối với trường hợp trong khu đất thu hồi gồm đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, đất của tổ chức thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, quyết định hành chính do Ủy ban nhân dân huyện ký ban hành phải được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân huyện quyết định thu hồi đất. Nếu không có ủy quyền bằng văn bản thì quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân huyện được xem là trái về mặt thẩm quyền.

– Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến thu hồi đất, cần lưu ý một số vi phạm phổ biến từ đó có căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính về thu hồi đất. Cụ thể:

+ Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định Điều 67 Luật Đất đai năm 2013;

+ Không công khai phương án đền bù, tái định cư;

+ Thu hồi đất không đúng đối tượng, không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được xét duyệt: Trong thực tế thường xảy ra trường hợp thu hồi đất vượt quá quy hoạch sử dụng đất thực hiện dự án được phê duyệt. Để phát hiện vi phạm này cần nghiên cứu kĩ quy hoạch sử dụng đất của cấp có thẩm quyền như: Căn cứ lập quy hoạch, nội dung quy hoạch, thẩm định phê duyệt quy hoạch, báo cáo thực hiện quy hoạch và đặc biệt nghiên cứu kĩ bản đồ địa chính để xác định chênh lệch về diện tích đất thu hồi so với diện tích đất trong quy hoạch hoặc phát hiện việc diện tích bằng nhau nhưng sai vị trí quy hoạch được duyệt.

+ Sai lệch hồ sơ, vị trí đất thu hồi trên thực địa: Việc xác định đúng loại đất, vị trí đất bị thu hồi có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Để phát hiện vi phạm trong trường hợp này, Kiểm sát viên cần chú ý:

Đất thu hồi có các loại giấy tờ của Nhà nước ta trong các thời kì hoặc giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp mà người sử dụng đất không thuộc diện bị nhà nước truất quyền và họ đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp; hoặc người nhận chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất trên nhưng chưa làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật, có các loại giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 hoặc Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, thì phải nghiên cứu kĩ hồ sơ địa chính trong đó đặc biệt chú ý đến sổ địa chính, bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, nội dung giấy tờ của chế độ cũ… làm cơ sở cho việc bồi thường đúng diện tích, vị trí, loại đất. Trường hợp không có các loại giấy tờ như đã nêu trên và không có tên trong sổ địa chính thì phải xem xét đến nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; xem xét việc người sử dụng đất bị thu hồi có vi phạm pháp luật về đất đai hay không.

Đối với vụ án hành chính liên quan đến cưỡng chế thu hồi đất, khi xem xét thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tiến hành cưỡng chế cần căn cứ quy định tại Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Kiểm sát viên cần xem xét nội dung của quyết định cưỡng chế, diện tích đất bị cưỡng chế thu hồi có đúng với diện tích ghi trong quyết định thu hồi đất. Cụ thể, theo quy định pháp luật, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

2. Đối với vụ án hành chính về bồi thường khi thu hồi đất

Đây là trường hợp phổ biến mà đương sự khởi kiện khi bị thu hồi đất.

– Khi xem xét về trình tự, thủ tục bồi thường khi thu hồi đất, cần lưu ý: Để phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đúng quy định của pháp luật phải xác định mục đích thu hồi, diện tích, loại đất, tài sản có trên đất có phù hợp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biên bản kiểm kê tài sản; bảng giá đất của địa phương và các văn bản của địa phương về chính sách đối với hộ gia đình, cá nhân khi có đất bị thu hồi để thực hiện dự án hay không. Đồng thời, phải xem xét để làm rõ nguồn gốc đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận không, để đối chiếu với phương án đền bù xem có phù hợp hay không.

– Khi đánh giá về nội dung của phương án bồi thường, cần xem xét lại vị trí từng loại đất trên thực địa có đúng với vị trí loại đất ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp nhà và tài sản khác có diện tích không đúng vị trí ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải điều chỉnh lại vị trí đúng theo thực tế sử dụng để áp dụng chính sách bồi thường khi thu hồi đất. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền không điều chỉnh lại vị trí nhà mà vẫn áp dụng vị trí ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để áp giá bồi thường là không đúng quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên cần chú ý làm rõ các lý do mà người khởi kiện đưa ra để lý giải cho việc không đồng ý với phương án bồi thường và những ý kiến phản biện của người bị kiện, để từ đó xác định tính hợp lý của yêu cầu khởi kiện.

3. Đối với vụ án hành chính khởi kiện quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất công

Hiện nay, không có quy định nào về khái niệm đất công, đất công cộng. Tuy nhiên, có thể hiểu, về bản chất thì đây đều là đất do Nhà nước quản lý, nhưng thực tế khác nhau rất nhiều về mục đích sử dụng. Đất công cộng là đất chỉ sử dụng vào mục đích công cộng như đường, công viên, vỉa hè, sông suối… còn đất công có nghĩa rộng hơn, ngoài các mục đích là đất công cộng nó còn bao gồm tất cả các mục đích khác như đất xây dựng các công trình nhà nước, đất quốc phòng, đất an ninh, đất nghĩa trang, đất chưa sử dụng, các quỹ đất được Nhà nước xác lập quản lý bằng văn bản…

Điểm d khoản 2 điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định về các loại đất công cộng và Điều 3 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định số 102/2014/NĐ-CP) thì hành vi lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Hành vi chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong trường hợp này, điều cần lưu ý là xác định mục đích sử dụng đất mà người sử dụng lấn, chiếm là gì để đưa ra xem xét mức xử phạt hành chính tương ứng và yêu cầu họ thực hiện khắc phục hậu quả hay không; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất có mang tính khả thi hay không.

Đất lấn chiếm, sử dụng trái phép là đất chưa được cấp, không thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình nào và hiện nay đang thuộc quản lý của Ủy ban nhân dân xã, vì vậy đây cũng được xác định là lấn chiếm đất công. Tuy nhiên, do Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 102/2014/NĐ-CP không có quy định về khái niệm đất công và hành vi lấn chiếm đất công mà chỉ quy định về mục đích sử dụng đất, đất thuộc quỹ đất công ích xã, phường, thị trấn và hành vi lấn chiếm đất với mục đích là đất ở, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp nên trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án, cần xem xét việc cơ quan có thẩm quyền có xác định một cách chính xác về mức xử phạt đúng với mục đích sử dụng đất mà người thực hiện hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép hay không.

4. Đối với vụ án hành chính liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Trong những vụ án hành chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc đánh giá các tài liệu, chứng cứ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng. Trong đó cần lưu ý về giá trị pháp lý của Sổ mục kê, Sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.

Khoản 15 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó ” Sổ mục kê là bộ phận cấu thành hồ sơ địa chính.

Luật Đất đai năm 2013 lại không quy định về Sổ mục kê đất đai. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có tên trong Sổ mục kê lập trước ngày 15/10/1993 (giấy tờ khác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 có tên ngườỉ sử dụng đất) thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Như vậy, chỉ hộ gia đình, cá nhân có tên trong Sổ mục kê lập trước ngày 15/10/1993 đang sử dụng đất ổn định mới là đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT thì Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã. Nội dung Sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính; số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất; tên người sử dụng, quản lý đất; mã đối tượng sử dụng, quản lý đất; diện tích; loại đất (bao gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, loại đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt), Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số, lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai, được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ và được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.

Quá trình nghiên cứu vụ án, Kiểm sát viên cần phải xem xét và đánh giá một cách toàn diện trên cơ sở tài liệu, chứng cứ các bên đương sự xuất trình, Tòa án thu thập được và kết quả tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án để xác định Sổ mục kê có phải là căn cứ xác định quyền sử dụng đất hay không.

– Cần lưu ý một số vi phạm thường gặp, là căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của hành vi hành chính, quyết định hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:

+ Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lý do đất do nhà nước quản lý, cần căn cứ Điều 36 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà trước đây cơ quan nhà nước đã có quyết định quản lý đối với đất đai, tài sản đó trong quá trình thực hiện chính sách quản lý của nhà nước nhưng thực tế nhà nước chưa thực hiện quyết định thì người đang sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng và được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đất có quyết định quản lý của nhà nước nhưng chưa thực hiện, người dân vẫn quản lý, sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hành vi của Ủy ban nhân dân từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này là không đúng quy định pháp luật.

+ Trường hợp Ủy ban nhân dân từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993, phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hộ gia đình cá nhân sử dụng đất có nhà ở tuy không có giấy phép xây dựng nhưng ở ổn định trước ngày 15/10/1993 và không thuộc trường hợp lấn, chiếm đất và Ủy ban nhân dân xã xác nhận đất không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch và chưa có quyết định thu hồi đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc Ủy ban nhân dân từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này là không đúng quy định pháp luật.

5. Đối với vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai

– “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai. Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau. Vì vậy, khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, cần phân biệt những tranh chấp không phải là tranh chấp đất đai như: tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở; tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ chồng khi ly hôn.

– Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai cần chú ý đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Trong thực tế có tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhưng Chủ tịch Ủy ban nhân dân lại thụ lý giải quyết và ban hành quyết định (quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung giải quyết tranh chấp đất đai) là trái thẩm quyền.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai theo hướng mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án (so với quy định tại Điều 50, Điều 136 Luật Đất đai năm 2003).

Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Đây là nội dung quy định mới, hết sức quan trọng của Luật Đất đai năm 2013 so với quy định của Luật đất đai trước đây về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Với quy định này, Luật Đất đai năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 theo các quy định trước đây của pháp luật đất đai chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, thì nay Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết và đương sự có quyền lựa chọn một trong hai chủ thể trên để giải quyết theo quy định của pháp luật.

– Về xác định căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau: a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra; b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương; c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước; đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Việc giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ khác thì chủ yếu phụ thuộc vào chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng do các bên tranh chấp đưa ra. Do không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nên các đương sự phải cung cấp được chứng cứ nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của mình. Do đó, quá trình kiểm sát giải quyết vụ án hành chính cần xem xét một cách cụ thể các tài liệu do đương sự cung cấp, đánh giá chứng cứ cần mang tính khách quan, toàn diện.

6. Đối với vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai

Đối với vụ án hành chính khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai cần chú ý một số vi phạm thường gặp như sau:

– Vi phạm về nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (vượt quá thẩm quyền nội dung theo quy định pháp luật)

Tại Khoản 2 Điều 40 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

“Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau:

… h) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chẩm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại”.

Như vậy, đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì người có thẩm quyền ban hành quyết định không có thẩm quyền trực tiếp sửa đổi hay hủy bỏ toàn bộ hay một phần quyết định hành chính; chấm dứt hành vi vi phạm hành chính mà chỉ yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính đó. Trong trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung về việc trực tiếp sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính thì Kiểm sát viên cần phân tích và đánh giá về thẩm quyền ban hành quyết định, từ đó đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

– Đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn ban hành quyết định giải quyết lại

Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì người khiếu nại không có quyền khiếu nại tiếp theo và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không có thẩm quyền giải quyết đối với loại đơn này. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp vẫn thụ lý giải quyết là vi phạm thẩm quyền về mặt nội dung vì vậy cần đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bị khởi kiện vì luật quy định không được thụ lý và giải quyết.

– Đã hết thời hiệu khiếu nại nhưng vẫn thụ lý, giải quyết

Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, trừ trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Vì vậy, Kiểm sát viên cần xem xét cả về thời hiệu khiếu nại, nếu hết thời hiệu khiếu nại nhưng Ủy ban nhân dân vẫn thụ lý và giải quyết là trái với quy định về mặt thẩm quyền, cần đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy quyết định hành chính.

– Áp dụng văn bản chưa có hiệu lực để giải quyết

Thực tế có nhiều vụ án, Chủ tịch Ủy ban nhân dân áp dụng văn bản pháp luật để giải quyết vấn đề xảy ra vào thời điểm văn bản chưa có hiệu lực và văn bản đó không có hiệu lực hồi tố là vi phạm quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Nếu phát hiện vi phạm này, Kiểm sát viên cần đề nghị Hội đồng xét xử hủy quyết định hành chính.

Lĩnh vực hỗ trợ pháp lý ngoài Tòa án tôi sẽ giúp gì cho bạn 

Thông thường những công việc hỗ trợ ngoài Tòa án thường gặp nhất trong lĩnh vực đất đai, nếu tranh chấp đất đai ai là người có quyền sử dụng đất, bắt buộc phải hòa giải ở cấp xã, phường, hoặc các vụ án xử lý hành chính nhung các bạn không thỏa mãn, bắt đầu khiếu nại. Nếu các bạn có yêu cầu tôi sẽ soạn đơn khiếu nại, hoặc đơn yêu cầu hòa giải, và đại diện các bạn đứng ra tranh chấp. 
Các bạn có nhu cầu hãy để lại thông tin bên dưới đây. Tôi sẽ chủ động liên hệ với các bạn. Đây là tôi giúp đỡ trên tinh thần thiện chí. và trước nhất theo lời trình bày của các bạn tôi sẽ yêu cầu bạn cung cấp chứng cứ, từ chứng cứ đó tôi sẽ cho bạn một ý kiến, không thể dựa trên lời kể, bởi vì để không tốn thời gian 2 bên, mình phải thống nhất với nhau về vấn đề này trước nếu các bạn không đáp ứng được tôi có quyền từ chối. 

0 Nhận xét

Mr.phong
Bạn cần tôi hỗ trợ gì?